Nhiều mẹ thường hay băn khoăn và thắc mắc rằng “Không biết khi nào mới là thời điểm hợp lý để đưa bé đến gặp bác sĩ? Hay một số khác lại đợi đến khi bé ở nhà bị bệnh hay gặp những vấn đề về sức khỏe thì mới đưa đến bệnh viện thăm khám. Tuy nhiên, mẹ cần biết rằng khám dinh dưỡng cho bé định kỳ là một việc rất cần thiết để chăm sóc sức khỏe hiệu quả cho bé. Hãy cùng khám phá xem đâu là thời điểm vàng

Thời điểm nào mẹ nên khám dinh dưỡng cho bé?

Các cột mốc quan trọng mà bố mẹ nên chú ý để đưa con đi khám dinh dưỡng định kì là 6, 9, 12, 15, 18, 24 tháng tuổi, vì đây là giai đoạn não bộ của bé phát triển và hoàn thiện và tạo nền tảng phát triển thể chất và trí tuệ của bé sau này. Khi con được 24 tháng tuổi trở đi, bố mẹ nên cho con khám dinh dưỡng định kì từ 1 đến 2 lần trong năm.

Ngoài ra, bố mẹ có thể dựa trên hai biểu đồ cân nặng, chiều cao theo độ tuổi và giới tính (nhà mình có thể tham khảo thêm về biểu đồ và cách dùng tại đây để theo dõi sát sao tình hình phát triển của bé mỗi tháng. Dựa vào kết quả tăng trưởng hiển thị trên biểu đồ, bố mẹ cần chủ động đưa bé đi khám dinh dưỡng ngay nếu có những biểu hiện sau:

  • Cân nặng và chiều cao nằm dưới chuẩn quy định của từng độ tuổi và giới tính của bé

  • Cân nặng của bé có dấu hiệu “giậm chân tại chỗ” dù vẫn còn nằm trong chuẩn tăng trưởng

  • Ngoài ra, khi nhận thấy bé có những dấu hiệu không tốt về sức khoẻ như biếng ăn, sụt cân, chậm ăn, tăng cân bất hợp lý… thì bố mẹ cũng nên “cấp tốc” đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và giải pháp kịp thời cho các vấn đề này.


Ngoài ra, để nhận biết mức độ tăng trưởng cân nặng của bé có đạt chuẩn hay không, bố mẹ cũng có thể dựa vào biểu đồ tăng trưởng cân nặng theo tuổi và giới tính của bé. Nếu hiển thị kết quả của bé nằm trong vùng màu tím là bé đang phát triển bình thường, còn nếu nằm ở vùng màu tím nhạt là đang bị thiếu cân hoặc bé chậm tăng cân.


Tại sao phải khám dinh dưỡng cho bé?

Tăng trưởng của bé luôn là một nỗi lo bố mẹ mỗi khi bé gặp vấn đề về dinh dưỡng. Để bé có thể phát huy tối đa tiềm năng tăng trưởng, bố mẹ cần phải có một kế hoạch dinh dưỡng hợp lý vì dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển tầm vóc của bé trong 5 năm đầu đời. Do đó, đưa bé đi khám dinh dưỡng đúng lúc là một việc làm cần thiết giúp bố mẹ vơi đi nỗi lo đôi phần về sức khỏe của bé.

Ngoài ra, thăm khám dinh dưỡng và nhận lời khuyên từ bác sĩ chuyên môn có thể mang đến nhiều lợi ích khác như:

  • Giúp phát hiện sớm những biểu hiện của thiếu dinh dưỡng

  • Sàng lọc những bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng như bệnh còi xương, thiếu máu,…

  • Được tư vấn về chế độ ăn uống hợp lý

  • Gợi ý về những hoạt động thể chất

  • Đưa ra những giải pháp thay đổi của chế độ sinh dưỡng, sinh hoạt để tránh việc bé mắc một số vấn đề sức khỏe nếu chế độ dinh dưỡng không cân đối như: Suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì, biếng ăn và rối loạn ăn uống...


Nên khám dinh dưỡng cho bé ở đâu?

Đây cũng là một trong những câu hỏi mà bố mẹ thường thắc mắc khi muốn khám dinh dưỡng cho bé. Để chọn nơi kiểm tra dinh dưỡng chất lượng cho bé, bố mẹ nên cân nhắc lựa chọn những trung tâm dinh dưỡng uy tín hội tụ các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm với trang thiết bị hiện đại, quy trình toàn diện, khép kín... để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả, không mất nhiều thời gian và nhanh chóng đạt mục tiêu, giúp bé phát triển cân đối tối ưu và khỏe mạnh.


Khám dinh dưỡng cho bé sẽ bao gồm những gì?

Khi đến thăm khám dinh dưỡng, tuỳ vào tình trạng của mỗi bé như thế nào mà bác sĩ sẽ chỉ định khám dinh dưỡng cho bé là sẽ bao gồm những gì và như thế nào. Thông thường, một quy trình khám dinh dưỡng cho bé sẽ bao gồm các bước:

  • Đánh giá tình trạng cân nặng và chiều cao của bé xem có đạt mức độ tăng trưởng phù hợp hay không

  • Đánh giá khẩu phần ăn hàng ngày thông qua những câu hỏi chi tiết về thực đơn, cách chế biến, sử dụng sản phẩm như thế nào, hay lưu lượng ăn mỗi ngày bao nhiêu,… Từ đó có được cái nhìn tổng quát về hàm lượng của chất dinh dưỡng mà bé hấp thu trung bình mỗi ngày

  • Khám sức khỏe tổng quát để tầm soát những vấn đề bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng

  • Chỉ định một số xét nghiệm khác nếu trong quá trình thăm khám, Bác sĩ nhận thấy một số điểm nghi ngờ


Sau khi hoàn tất kiểm tra, Bác sĩ sẽ gặp trực tiếp bố mẹ để tư vấn chi tiết về thực đơn ăn uống hàng ngay sao cho hợp lý và khoa học nhất. Ngoài ra, bố mẹ cũng sẽ được hướng dẫn cách tập luyện thói quen ăn uống lành mạnh cùng các bài vận động thích hợp đối với bé nhà mình nữa!



Để có thể sẵn sàng “ứng phó” được với bất kì vấn đề nào xảy ra với con, bố mẹ cần phải có một kiến thức về dinh dưỡng tốt, đồng thời biết được những “bí kíp” vừa hô biến được bữa ăn của con thêm thích thú, vừa đảm bảo vừa đủ mức năng lượng cần thiết đối với từng cơ địa của bé. Bên cạnh đó, nếu bé “kén chọn” trong những bữa phụ, mẹ hãy thử cho bé dùng dinh dưỡng bổ sung qua đường uống, đặc biệt là những sản phẩm có dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, giàu dưỡng chất, có nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả.



Dinh dưỡng được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với quá trình tăng trưởng và phát triển của bé, do đó khám dinh dưỡng cho bé định kỳ là một việc làm vô cùng cần thiết, mẹ cần thực hiện đúng theo lịch hẹn của bác sĩ để “cập nhật” liên tục những chế độ dinh dưỡng mới giúp bé tăng trưởng tối đa, phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần nhé!


PediaSure là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối với 37 dưỡng chất giúp bé tăng cân nặng, chiều cao và sức đề kháng rõ rệt chỉ sau 9 tuần(*).



(*) Pedro A.Alarcon, Hiệu quả của dinh dưỡng bổ sung cho trẻ biếng ăn bắt kịp đà tăng trưởng. Nghiên cứu trên trẻ biếng ăn có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng, so với chế độ dinh dưỡng thông thường.


Nguồn tham khảo thêm:


Khám dinh dưỡng cho trẻ em | TCI Hospital (benhvienthucuc.vn)