Cân nặng luôn là một trong những vấn đề được bố mẹ quan tâm nhiều nhất từ khi bé vừa được sinh ra cho đến khi trưởng thành. Ngoài yếu tố dinh dưỡng, mẹ cũng cần biết một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ, để có thể giúp bé tăng cân khỏe mạnh hơn.

Nguyên nhân nào khiến bé chậm tăng cân?

Do quá trình tăng trưởng của bé phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nên việc bé chậm tăng cân cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là một số nguyên nhân tiêu biểu:

  • Bệnh lý: lượng kháng thể trong sữa mẹ bắt đầu giảm theo thời gian trong khi bé càng lớn, càng khám phá nhiều hơn với thế giới xung quanh qua các hành động như ngậm đồ vật, mút móng tay... dẫn đến tiếp xúc với các vi khuẩn gây bệnh. Lúc này bé dễ mắc các bệnh đường hô hấp và đường tiêu hóa như viêm họng, viêm mũi, tiêu chảy... Trong lúc bệnh, trẻ sẽ biếng ăn dẫn đến việc bé sụt cân.

  • Chế độ ăn uống chưa đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng: Bé ăn không đủ hoặc ăn nhiều nhưng vẫn không tăng cân có thể do bị thiếu hụt những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.

  • Mê chơi: Các bé thường có xu hướng thích vui chơi và khám phá những thứ mới mẻ hơn là việc ăn uống, hoặc bé chịu ăn nhưng ăn vội, nhai nuốt không kỹ dẫn đến tiêu hóa kém hoặc cũng có thể do bé hiếu động làm cơ thể giải phóng năng lượng nhanh chóng hơn.

  • Yếu tố ngoại cảnh và những thói quen sinh hoạt không khoa học: ngủ nghỉ không đủ, ít vận động hoặc ảnh hưởng của thời tiết cũng có thể khiến mẹ khó khăn trong việc giúp bé tăng cân khỏe mạnh.


Để PediaSure gợi ý cho mẹ một vài bí quyết giúp bé tăng cân khỏe mạnh

Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng và chiếm 31% trong quá trình phát triển toàn diện của bé trong giai đoạn 5 năm đầu đời, đặc biệt là tăng trưởng về cân nặng. Do đó, mẹ cần phải lưu ý những “bí quyết” dinh dưỡng sau để có một kế hoạch khoa học nhằm giúp bé tăng cân khoẻ mạnh:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng

    Muốn giúp bé tăng cân khoẻ mạnh, trước hết mẹ phải xây dựng cho con một chế độ ăn uống với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết từ 4 nhóm tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Những nhóm chất này có thể tìm thấy trong thịt, trứng, sữa, rau củ, dầu thực vật, các loại đậu,...

    Ngoài ra, mẹ cũng nên thay đổi thực đơn thường xuyên, chế biến đa dạng và trang trí thật bắt mắt cho từng món ăn để bé thích thú, không bị nhàm chán khi ăn.

  • Phòng tránh bệnh tốt cho bé như ăn sạch uống sôi, giữ ấm để trẻ hạn chế bệnh... và chăm sóc kỹ khi bé bị bệnh

  • Cải thiện hệ tiêu hoá của bé, tăng hấp thu bằng men vi sinh

    Bổ sung lợi khuẩn Probiotics và các chất xơ hoà tan từ thực vật Prebiotics có thể giúp cơ thể bé ức chế các loại vi khuẩn có hại, tổng hợp axit amin, nâng cao hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình phát triển toàn diện. Mẹ có thể bổ sung hai loại vi chất này qua các loại thực phẩm như sữa chua, kefir, rễ rau diếp xoăn, lá bồ công anh,…

  • Chia nhỏ khẩu phần, không nên ép bé ăn

    Bố mẹ thường nghĩ rằng ép bé ăn nhiều sẽ giúp bé hấp thu đủ dưỡng chất để tăng cân khoẻ mạnh, nhưng không biết rằng việc này có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá cũng như tâm lý của bé mỗi khi đến bữa ăn.

    Thay vì ép con ăn, việc bố mẹ nên làm là chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày từ 3 bữa chính thành 5 – 6 bữa, mỗi bữa với một lượng vừa đủ thức ăn. Cách này không chỉ đảm bảo lượng dinh dưỡng hấp thụ mà còn hạn chế được tình trạng biếng ăn của bé.

  • Khuyến khích bé vận động thể chất đầy đủ

    Vận động là một hình thức giúp cơ thể trẻ đốt cháy calo, thải trừ độc tố, kích thích hệ tiêu hoá khiến trẻ đói nhanh hơn, ăn ngon miệng hơn trong bữa ăn tiếp theo.

    Bố mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất mỗi ngày như đi bộ, nô đùa cùng bạn bè, hoặc cho bé chơi các môn thể thao như bơi lội, đạp xe... giúp hỗ trợ tốt trong việc tiêu hóa.p>

  • Xây dựng chế độ ngủ nghỉ hợp lý cho bé

    Theo nghiên cứu, hormone tăng trưởng ở trẻ em thường tiết ra suốt ngày, nhưng nhiều nhất là giai đoạn trẻ chìm vào giấc ngủ sâu. Việc không ngủ đủ giấc có thể dẫn đến những vấn đề về phát triển của bé như tăng trưởng chậm hoặc còi cọc.

    Do đó, mẹ cần xây dựng cho bé nhà mình một chế độ ngủ nghỉ thật hợp lý và phù hợp theo từng độ tuổi, không nên ép bé học tập quá nhiều hay để bé chơi quá mức trước giờ đi ngủ, đồng thời đảm bảo bé có tinh thần thoải mái nhất để hỗ trợ nâng cao chất lượng giấc ngủ.

  • Bổ sung vitamin và khoáng chất nếu bé chưa được cung cấp đủ qua khẩu phần hàng ngày

    Để thúc đẩy quá trình cải thiện cân nặng của bé thì bố mẹ nên bổ sung vitamin và khoáng chất cho con, từ đó giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa cơ bản của cơ thể. Bổ sung vitamin và khoáng chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau như rau củ quả, sữa, các chế phẩm từ sữa, thịt cá, trứng,…

  • Theo dõi sự tăng cân của bé qua biểu đồ tăng trưởng

    Quá trình tăng trưởng của bé, đặc biệt là tăng trưởng về cân nặng rất dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố, do đó thường có nhiều thay đổi rõ rệt. Vì vậy, việc theo dõi sát sao sự tăng cân của con dựa vào biểu đồ tăng trưởng có thể giúp mẹ nhận biết được những bất thường trong quá trình tăng cân của con để có những biện pháp can thiệp tốt nhất, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ và cả quá trình phát triển của con. Gợi ý mẹ cách sử dụng biểu đồ tăng trưởng của trẻ.

  • Khám sức khỏe và tẩy giun định kỳ cho bé

    Giun sán cũng là một trong những tác nhân khiến bé nhẹ cân, thấp còi vì mọi dưỡng chất bé hấp thụ vào đều bị giun sán tiêu thụ hết. Từ sau khi bé lên 2, mẹ có thể cho bé tẩy giun thường xuyên 6 tháng/1 lần và đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề cản trở sự phát triển cân nặng của bé.



Ngoài những bí quyết nêu trên, mẹ cũng có thể bổ sung PediaSure - Nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối với 37 dưỡng chất giúp bé tăng cân nặng, chiều cao và sức đề kháng rõ rệt chỉ sau 9 tuần sử dụng.(**)


Mong rằng qua bài viết này, bố mẹ có thể tìm được những nguyên nhân khiến bé nhà mình nhẹ cân, thấp còi và có giải pháp hợp lý giúp bé tăng cân khỏe mạnh, cân đối hơn.

(*) Nghiên cứu trên trẻ có nguy cơ thiếu dinh dưỡng. D.T. T Huỳnh et al (2015). Hiệu quả tăng trưởng và sức khỏe lâu dài của việc can thiệp dinh dưỡng dài hạn trên trẻ có nguy cơ về dinh dưỡng.

(**) Pedro A.Alarcon, Hiệu quả của dinh dưỡng bổ sung cho trẻ biếng ăn bắt kịp đà tăng trưởng. Nghiên cứu trên trẻ biếng ăn có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng, so với chế độ dinh dưỡng thông thường.

PED-C-119-21