TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, CÁCH CHĂM SÓC VÀ PHÒNG NGỪA

Tiêu chảy cấp là một trong những bệnh lý phổ biến ở trẻ em. Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị tiêu chảy cấp sẽ giúp ba mẹ bảo vệ trẻ hiệu quả, tránh được những biến chứng nguy hiểm. 

 

Các nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em(1)

Hầu hết các trường hợp tiêu chảy cấp ở trẻ em do nhiễm trùng, hoặc do nhiễm virus đường ruột. Trong đó, Rotavirus là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy ở trẻ em. Ngoài ra, vi khuẩn như lỵ trực khuẩn, amip, hoặc ngộ độc thực phẩm do độc tố của vi khuẩn tồn tại trong thực phẩm ôi thiu hoặc chế biến không đảm bảo vệ sinh cũng có thể gây tiêu chảy cấp. Môi trường ô nhiễm sau các đợt bão, lụt... cũng tạo điều kiện cho dịch bệnh lây lan, tăng nguy cơ tiêu chảy ở trẻ em vì trẻ không được tiêm phòng vaccine ngừa rotavirus. 

 

Triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ(1)

Triệu chứng chính của tiêu chảy cấp phân lỏng, tăng tần suất đi ngoài. Trẻ em bị tiêu chảy thể kèm theo sốt, nôn đau bụng. Tiêu chảy do virus thường bắt đầu với các cơn nôn kéo dài, sau đó phân lỏng xuất hiện trong vòng nửa ngày. Trong một số trường hợp nặng, trẻ thể mất nước nghiêm trọng với các dấu hiệu như môi khô, da mất đàn hồi, sụt cân, kích thích hoặc lờ đờ. Trẻ còn thể bị co giật do sốt cao hoặc rối loạn điện giải. Các trường hợp tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn thường biểu hiện đau quặn bụng, đi ngoài phân máu. 

 

Nhận biết triệu chứng và phương pháp điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em để chăm sóc bé hiệu quả

 

Cách chăm sóc trẻ em bị tiêu chảy tại nhà(1)

  • Tiếp tục chế độ ăn uống bình thường với những trẻ không bị mất nước.  
  • Bù nước cho trẻ bị mất nước bằng cách cho uống Oresol. Đây là dung dịch chứa chất điện giải và glucose với tỷ lệ phù hợp để bù lượng nước mất đi do tiêu chảy. Tiếp tục cho trẻ ăn chế độ ăn bình thường sau khi được bù nước. 
  • Không cần ngừng sữa trừ khi trẻ bị dị ứng vì phần lớn trẻ em bị tiêu chảy đều có thể dung nạp được sữa bò nguyên chất. 
  • Các loại tinh bột (gạo, lúa mì, khoai tây, bánh mì...), thịt nạc, sữa chua, trái cây và rau là những thực phẩm được khuyến khích dùng khi trẻ bị tiêu chảy. Cần tránh các thực phẩm gây khó hấp thụ như chất béo, chứa nhiều đường và có nồng độ chất điện giải không phù hợp như các đồ uống thể thao. 
  • Để tránh tình trạng nôn mửa khi ăn, nên cho trẻ ăn lượng thức ăn ít hơn trong mỗi lần ăn. 

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện? (1)

bệnh tiêu chảytrẻ em thể tự khỏi bằng các biện pháp nước, một số trường hợp nghiêm trọng cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay lập tức: 

  • Trẻ mệt lả, li bì khó đánh thức. 
  • Co giật, bỏ bú hoặc khát nước dữ dội 
  • Tiểu rất ít hoặc không đi tiểu sau 6-8 giờ 
  • Nôn nhiều hoặc phân có máu 
  • Sốt kéo dài trên 72 giờ 

Phòng ngừa tiêu chảy cấp ở trẻ em(3)

  • Uống vaccine được xem là cách hữu hiệu nhất để phòng ngừa tiêu chảy cấp gây ra bởi rotavirus. Loại vaccine uống này có thể dùng cho trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi. 
  • Dù đã được uống vaccine, để phòng ngừa các tác nhân gây tiêu chảy khác, phụ huynh cần dạy trẻ tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh cần thiết: ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh... Trước khi chế biến món ăn cho bé, phụ huynh cần rửa tay sạch sẽ. 

 

Bệnh thường xuyên khiến trẻ tăng trưởng kém và giải pháp cải thiện(3)

Trẻ dễ mắc bệnh khi sức đề kháng kém, tác động xấu đến sức khoẻ, sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Cụ thể, khi bệnh trẻ biếng ăn, kém hấp thu, khiến trẻ chậm tăng cân, chiều cao, dẫn đến tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng. Từ đây, một vòng xoắn bệnh lý bắt đầu hình thành: thiếu hụt dinh dưỡng khi bệnh - sức đề kháng càng giảm - bệnh tái đi tái lại khiến trẻ tăng trưởng kém. 

Để cải thiện tình trạng này và giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng tối ưu, cần bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, đặc biệt là các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển, sức khỏe và sức đề kháng như canxi, sắt, kẽm, vitamin D, vitamin K2 tự nhiên…  Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hoá, biếng ăn, kém hấp thu thì nên bổ sung thêm Probiotics (lợi khuẩn) và Prebiotics (chất xơ hoà tan) để cải thiện. 

Nguồn tham khảo: 

XNQC số 66/2023/XNQC-YTĐN

PediaSure là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối giúp trẻ tăng trưởng tốt. 


1. Tăng chiều cao 


Giàu đạm, Canxi, Vitamin D, bổ sung thêm Arginin và Vitamin K2 tự nhiên giúp tăng chiều cao tốt hơn. Nay bổ sung thêm CPP giúp thu hút dưỡng chất cần thiết1 cho tăng trưởng như Canxi, PediaSure được chứng minh lâm sàng giúp tăng chiều cao tốt hơn 55%


Arginin và Vitamin K2 tự nhiên giúp xương dài hơn và chắc khoẻ hơn. 


Arginin giúp gia tăng bề dầy của đĩa sụn tăng trưởng ở xương chày, giúp xương phát triển dài hơn. 


Vitamin K2 tự nhiên: kích hoạt Osteocalcin – protein liên kết canxi và vận chuyển vào xương, tăng hàm lượng khoáng trong xương, mật độ xương, giúp xương chắc khỏe. 


2. Tăng cân khoẻ mạnh 


Dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, được chứng minh lâm sàng giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh3. PediaSure với năng lượng chuẩn 1kcal/ml, 38 dưỡng chất hỗ trợ tăng trưởng. Nay được bổ sung CPP dễ tiêu hoá và hấp thu hơn đạm toàn phần. 


3. Tăng cường sức đề kháng 


Kẽm là nhân tố giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng đề kháng với bệnh nhiễm trùng4. Nay PediaSure bổ sung thêm CPP giúp thu hút các dưỡng chất cần thiết như Kẽm và giúp Kẽm được hấp thu dễ dàng hơn5


Prebiotic (chất xơ FOS) và Probiotic*** (các vi sinh vật có lợi) giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm số ngày ốm của trẻ6


4. Giúp trẻ ăn ngon miệng 


Phong phú 28 Vitamin và khoáng chất giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. 


66/2023/XNQC-YTĐN 

 

PediaSure là thương hiệu đến từ Abbott - một công ty chăm sóc sức khoẻ toàn cầu với sản phẩm đa dạng giúp mọi người sống khoẻ mạnh và trọn vẹn. 


PED-C-503-24-01