BS.CK2.Dư Tuấn Quy
Trưởng khoa Nhiễm – BV Nhi Đồng 1
1.NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Vi rút Dengue có 4 tuýp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Muỗi vằn là trung gian truyền bệnh chủ yếu.
2.TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP
Bệnh có biểu hiện đa dạng và phức tạp, diễn biến nhanh từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.
-
Giai đoạn sốt: sốt cao đột ngột, liên tục, quấy khóc, nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, da ửng đỏ, đau cơ, đau khớp, nhức mắt.
-
Giai đoạn nguy hiểm: ngày thứ 3 - 7 của bệnh. Trẻ có thể còn sốt hoặc giảm sốt, trẻ có thể vật vã, bứt rứt hoặc li bì, tay chân lạnh , da lạnh ẩm, xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, lợi, tiểu ít hơn bình thường, tiểu ra máu, đau bụng, nôn ói liên tục, nôn ra máu hay tiêu phân đen, da xanh tái.
-
Giai đoạn phục hồi: sau giai đoạn nguy hiểm 48 - 72 giờ, trẻ hết sốt, tươi tỉnh hơn, thèm ăn, tiểu nhiều.
3.DẤU HIỆU CẢNH BÁO
cần cho trẻ nhập viện gấp nếu có 1 trong các biểu hiện sau: trẻ vật vã, kích thích, lừ đừ; than đau bụng liên tục và tăng dần lên vùng bụng phảỉ, nôn ói liên tục >= 3 lần trong 1 giờ hay >= 4 lần trong vòng 6 giờ; chảy máu chân răng, chảy máu mũi, chảy máu mũi, ói ra máu hay tiêu phân đen, tiểu có máu; tiểu ít. Cần chú ý theo dõi trẻ dưới 12 tháng tuổi hay trẻ béo phì vì dễ trở nặng.
4.CHĂM SÓC TRẺ BỊ SỐT XUẤT HUYẾT
-
Hạ sốt cho trẻ bằng Paracetamol liều 10-15 mg/kg, cách nhau từ 4-6 giờ; có thể hỗ trợ lau mát bằng nước ấm cho trẻ. Không sử dụng Aspirin, Ibuprofen cho trẻ do tác dụng phụ của thuốc có thể gây xuất huyết sớm và nặng hơn. Không cạo gió, cắt lễ da trẻ do nguy cơ gây chảy máu nặng. Trẻ cần được uống nước đủ hay nhiều hơn thường ngày để tránh mất nước do sốt, ăn uống kém, nôn ói.
-
Ba mẹ cho trẻ khám và nhập viện ngay nếu trẻ có một trong các dấu hiệu: sốt quá cao, xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng; tay - chân lạnh, trẻ đang tỉnh táo bỗng trở nên lừ đừ, không chơi, vật vã, đau bụng dữ dội, da trẻ tái xanh, ẩm và lạnh. Giai đoạn nguy hiểm thường rơi và ngày 3-7 nên ba mẹ cần theo dõi sát thời gian này.
-
Dinh dưỡng: trẻ có dùng nước, sữa đảm bảo trẻ không bị mất nước hay có thể dùng một số thực phẩm giúp trẻ hồi phục nhanh như: nước dừa, nước hoa quả giàu vitamin C, các loại rau xanh...Những thực phẩm nên tránh cho trẻ sốt xuất huyết ăn như: thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ; đồ uống có caffein, có ga; cay.
5.PHÒNG NGỪA
-
Tránh tiếp xúc với những người có triệu chứng bị viêm mũi họng.
-
Nếu con bạn bị viêm mũi họng, hạn chế cho bé tiếp xúc với người khác để giảm lây lan bệnh.
-
Che mũi và miệng bằng khăn hoặc khuỷu tay (không phải bằng tay nhé) khi ho hoặc hắt hơi
-
Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng
-
Rửa tay thường xuyên
-
Chích ngừa đầy đủ theo tuổi. Dinh dưỡng đa dạng và đầy đủ để tăng sức đề kháng.