TRẺ BỊ CẢM LẠNH: TRIỆU CHỨNG VÀ LƯU Ý KHI CHĂM SÓC TẠI NHÀ
TRẺ BỊ CẢM LẠNH: TRIỆU CHỨNG VÀ LƯU Ý KHI CHĂM SÓC TẠI NHÀ
Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm tại đường thở dưới, thường xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột. Nếu không được chăm sóc đúng cách, viêm phế quản có thể tiến triển thành các bệnh nặng hơn như viêm phổi, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ có hệ miễn dịch yếu.
Nguyên nhân trẻ bị cảm lạnh(1)
Cảm lạnh là một bệnh do virus tấn công đường hô hấp trên, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em là đối tượng dễ mắc nhất. Nguyên nhân phổ biến nhất của cảm lạnh là do Rhinovirus, lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp. Khi trẻ hít phải các giọt bắn chứa virus từ người bệnh ho, hắt hơi hoặc chạm tay lên các bề mặt bị nhiễm virus rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng, chúng có thể dễ dàng bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, virus còn có khả năng sống lâu trên các bề mặt như đồ chơi, đồ dùng cá nhân, khiến việc nhiễm bệnh càng trở nên dễ dàng hơn. Thời điểm giao mùa là lúc trẻ dễ bị mắc cảm lạnh nhất do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu và sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Triệu chứng cảm lạnh thường gặp ở trẻ(1)
Sau khi tiếp xúc với virus từ 1-2 ngày, trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu cảm lạnh. Triệu chứng nổi bật thường gặp là nghẹt mũi, kèm theo sổ mũi nước trong, đôi khi chuyển sang màu vàng hoặc xanh. Sốt là một biểu hiện phổ biến trong 3 ngày đầu, khi nhiệt độ cơ thể trẻ có thể tăng cao trên 38 độ C. Ngoài ra, trẻ có thể gặp phải đau họng, ho, khó ngủ, quấy khóc và giảm thèm ăn. Niêm mạc mũi của trẻ có thể sưng đỏ và hạch bạch huyết ở cổ có thể hơi to. Các triệu chứng thường nặng nhất trong 10 ngày đầu, đôi khi có thể kéo dài hơn. Không ít trường hợp trẻ cảm lạnh kéo dài hàng tuần, thậm chí nhiều tháng, đặc biệt là trong mùa thu và mùa đông. Tuy nhiên, nếu không có các dấu hiệu cảm lạnh nghiêm trọng, đó chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể trẻ với virus.
Nguyên nhân, triệu chứng cảm lạnh ở trẻ và lưu ý khi chăm sóc trẻ
Phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ(1)
Để phòng ngừa bé bị cảm lạnh, việc giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ là điều cần thiết. Ba mẹ nên tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra ngoài và tránh tiếp xúc gần với những người có triệu chứng hô hấp. Khi thời tiết chuyển mùa, cần chú ý giữ ấm cho trẻ, đồng thời sử dụng máy lạnh hoặc quạt một cách hợp lý. Quan trọng nhất là duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối, bổ sung đầy đủ các vitamin, đặc biệt là vitamin C từ các loại hoa quả như cam, quýt, dâu tây... để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Những biện pháp này không chỉ giúp trẻ khỏe mạnh mà còn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng khác.
Cách chăm sóc trẻ bị cảm lạnh tại nhà và những điều cần tránh(2)
Khi trẻ mắc cảm lạnh, việc chăm sóc đúng cách là vô cùng quan trọng để tránh làm tình trạng bệnh nặng thêm. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến mà ba mẹ thường mắc phải trong cách trị cảm lạnh tại nhà cho trẻ:
- Kiêng khem quá mức: Nhiều phụ huynh thường lo lắng và không cho trẻ ăn tôm, cua hay các loại thịt như thịt bò, thịt gà vì sợ chúng làm trẻ ho nhiều hơn. Tuy nhiên, chỉ những trẻ được xác định dị ứng với các thực phẩm này mới cần kiêng, còn lại, ba mẹ nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cho trẻ uống nhiều nước để hỗ trợ hệ miễn dịch.
- Không cho trẻ uống sữa: Sữa không phải là nguyên nhân gây ho hoặc trào đờm như nhiều ba mẹ lầm tưởng. Thực tế, việc chia nhỏ các bữa ăn và uống sữa sẽ giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn và giảm nguy cơ trào ngược.
- Lạm dụng thuốc: Một trong những sai lầm lớn nhất là ba mẹ tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc hạ sốt khi trẻ chỉ có các triệu chứng nhẹ. Thuốc kháng sinh không có tác dụng với virus, việc dùng không đúng chỉ dẫn có thể gây rối loạn tiêu hóa, dị ứng hoặc tác dụng phụ nghiêm trọng khác. Hơn nữa, thuốc hạ sốt chỉ nên dùng khi trẻ sốt cao trên 38,5oC và việc sử dụng thuốc cảm hoặc ho mà không có chỉ định của bác sĩ có thể làm bệnh nặng thêm.
- Sử dụng quạt và máy lạnh không đúng cách: Khi trẻ cảm lạnh, ba mẹ cần duy trì không khí mát mẻ nhưng không để trẻ ở trong môi trường quá lạnh hoặc quá nóng. Quạt nên để ở chế độ tản gió đều, còn máy lạnh không nên bật dưới 27oC và không sử dụng liên tục quá 3 giờ.
Bệnh thường xuyên khiến trẻ tăng trưởng kém và giải pháp cải thiện(3)
Trẻ dễ mắc bệnh khi sức đề kháng kém, tác động xấu đến sức khoẻ, sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Cụ thể, khi bệnh trẻ biếng ăn, kém hấp thu, khiến trẻ chậm tăng cân, chiều cao, dẫn đến tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng. Từ đây, một vòng xoắn bệnh lý bắt đầu hình thành: thiếu hụt dinh dưỡng khi bệnh - sức đề kháng càng giảm - bệnh tái đi tái lại khiến trẻ tăng trưởng kém.
Để cải thiện tình trạng này và giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng tối ưu, cần bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, đặc biệt là các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển, sức khỏe và sức đề kháng như canxi, sắt, kẽm, vitamin D, vitamin K2 tự nhiên… Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hoá, biếng ăn, kém hấp thu thì nên bổ sung thêm Probiotics (lợi khuẩn) và Prebiotics (chất xơ hoà tan) để cải thiện.
Nguồn tham khảo:
XNQC số 66/2023/XNQC-YTĐN
PediaSure là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối giúp trẻ tăng trưởng tốt.
1. Tăng chiều cao
Giàu đạm, Canxi, Vitamin D, bổ sung thêm Arginin và Vitamin K2 tự nhiên giúp tăng chiều cao tốt hơn. Nay bổ sung thêm CPP giúp thu hút dưỡng chất cần thiết1 cho tăng trưởng như Canxi, PediaSure được chứng minh lâm sàng giúp tăng chiều cao tốt hơn 55%2
Arginin và Vitamin K2 tự nhiên giúp xương dài hơn và chắc khoẻ hơn.
Arginin giúp gia tăng bề dầy của đĩa sụn tăng trưởng ở xương chày, giúp xương phát triển dài hơn.
Vitamin K2 tự nhiên: kích hoạt Osteocalcin – protein liên kết canxi và vận chuyển vào xương, tăng hàm lượng khoáng trong xương, mật độ xương, giúp xương chắc khỏe.
2. Tăng cân khoẻ mạnh
Dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, được chứng minh lâm sàng giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh3. PediaSure với năng lượng chuẩn 1kcal/ml, 38 dưỡng chất hỗ trợ tăng trưởng. Nay được bổ sung CPP dễ tiêu hoá và hấp thu hơn đạm toàn phần.
3. Tăng cường sức đề kháng
Kẽm là nhân tố giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng đề kháng với bệnh nhiễm trùng4. Nay PediaSure bổ sung thêm CPP giúp thu hút các dưỡng chất cần thiết như Kẽm và giúp Kẽm được hấp thu dễ dàng hơn5.
Prebiotic (chất xơ FOS) và Probiotic*** (các vi sinh vật có lợi) giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm số ngày ốm của trẻ6.
4. Giúp trẻ ăn ngon miệng
Phong phú 28 Vitamin và khoáng chất giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
66/2023/XNQC-YTĐN
PediaSure là thương hiệu đến từ Abbott - một công ty chăm sóc sức khoẻ toàn cầu với sản phẩm đa dạng giúp mọi người sống khoẻ mạnh và trọn vẹn.
PED-C-502-24-03