Mẹ có biết, giao mùa là lúc dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhất? Nhiệt độ môi trường thay đổi liên tục, nắn mưa thất thường có thể trở thành tác nhân gây bệnh ở trẻ. Mẹ hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ để giúp bé nhà mình vượt qua thời điểm giao mùa thật khoẻ mạnh.

GIAO MÙA – THỜI ĐIỂM XẤU GÂY HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA TRẺ

Thông thường, thời điểm giao mùa hè – thu hoặc thu – đông có đặc trưng độ ẩm không khí cao, nhiệt độ thay đổi đột ngột, thường có sự chênh lệch nóng lạnh giữa ngày và đêm, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi rút và vi khuẩn có hại phát triển, khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh do hệ miễn dịch của trẻ lúc này chưa phát triển toàn diện, sức đề kháng còn kém.


Thời điểm này, trẻ dễ mắc các bệnh sau đây:

  • Viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi họng,…

  • Cảm lạnh

  • Sởi

  • Sốt xuất huyết

  • Bệnh tay chân miệng

CHỌN THỰC PHẨM TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN MÙA

Để ngăn chặn những tác nhân xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, mẹ cần phải đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, kết hợp một lối sống lành mạnh như ngủ đủ giấc, vận động thể chất, tinh thần vui vẻ, tránh xa khói thuốc lá,…


Hãy để PediaSure gợi ý cho mẹ một số loại thực phẩm dinh dưỡng và vi chất bổ sung cần thiết cho một khẩu phần ăn của trẻ nhé!

  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C: cam, quýt, chanh, dâu tây, dưa,… hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ rất tốt, giúp trẻ ngăn ngừa được các bệnh truyền nhiễm hay ốm vặt thông thường.

  • Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo rằng việc bổ sung vitamin và khoáng chất tốt nhất cho bé là qua đường thực phẩm hơn là qua thuốc bổ sung, là cách tăng sức đề kháng cho trẻ.

  • Cung cấp thực phẩm giàu Vitamin D khi không có ánh nắng mặt trời như cá hồi, hàu, lòng đỏ trứng, nấm, sữa,…

  • Cho trẻ sử dụng thực phẩm giàu Melatonin như dứa, chuối, cam, bột yến mạch, cơm, ngô, khoai tây,… Melatonin là một hormone được sản xuất bởi tuyến tùng, đây là tuyến có kích thước bằng hạt đậu nằm ở giữa não. Melatonin có tác dụng gây buồn ngủ nên thường được sử dụng trong việc điều hòa giấc ngủ, nâng cao chất lượng giấc ngủ, từ đó góp phần tăng sức đề kháng cho bé.

  • Bổ sung Kẽm qua các loại thực phẩm như hàu, cua, tôm hùm, các loại hạt, thịt đỏ,… giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ do đó hỗ trợ trẻ phòng bệnh trong thời điểm giao mùa.

  • Probiotic và Prebiotic cũng là hai thành phần hữu cơ giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ một cách hiệu quả. Được biết, Probiotics là những lợi khuẩn hỗ trợ phát triển và duy trì hệ tiêu hoá khỏe mạnh thường có nhiều trong sữa chua hay các sản phẩm lên men,…; Rễ rau diếp xoăn, lá bồ công anh, tỏi,… là những thực phẩm giàu Prebiotics – là nguồn thức ăn giúp hỗ trợ sự tăng trưởng của các lợi khuẩn này.

Biết được mối quan hệ giữa miễn dịch và tiêu hóa để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ ​

MỘT SỐ GỢI Ý KHÁC TỪ PHƯƠNG PHÁP Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐỂ GIÚP TĂNG ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ

  • Ngoài việc áp dụng những phương thức khoa học, tiếp thu sự tiến bộ của y học hiện đại, mẹ cũng có thể tìm hiểu thêm những gợi ý bổ ích từ nền y học cổ truyền để tìm ra cách kết hợp hiệu quả nhất giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, ngăn ngừa hiệu quả được những bệnh dịch phức tạp.

  • Nếu Y học Hiện đại có những nguyên tắc ăn uống riêng với đầy đủ những dưỡng chất cân đối, thì Y học Cổ truyền cũng khuyên rằng cần phải ăn uống cân bằng về số lượng và chất lượng; giữa các loại thức ăn như rau củ, thịt cá;… Đặc biệt là phân biệt được thức ăn hàn (lạnh) và nhiệt (nóng) để tăng sức đề kháng cho trẻ trong giai đoạn chuyển mùa.

Vào mùa lạnh, mẹ nên lựa chọn bổ sung cho trẻ một số loại thực phẩm sau để giúp giữ ấm cho cơ thể:

  • Khoai lang: vừa có thể giúp trẻ giữ ấm, vừa giàu vitamin A giúp trẻ khoẻ mạnh

  • Bí đao: chứa nhiều dưỡng chất như Vitamin C, Canxi và Kali

  • Trà gừng: gừng là thực phẩm sinh nhiệt giúp giữ ấm hiệu quả cho trẻ vào mùa lạnh

  • Súp bí đỏ: giàu vitamin A và dưỡng chất là một lựa chọn tuyệt vời khi mùa lạnh đến cho trẻ nhà mẹ

  • Trái Bơ: ăn kèm với các loại rau quả khác giúp trẻ duy trì năng lượng

  • Hạt óc chó: chứa axit béo omega-3 tốt cho tim mạch

  • Táo: nhiều chất xơ và rất phù hợp dùng cho trẻ vào mùa thu.

  • Cháo bột yến mạch: giúp trẻ có đủ năng lượng cho một ngày dài và vô cùng thích hợp cho tiết trời se lạnh.

Còn vào mùa nóng, ngoài việc bổ sung đủ 4 nhóm thực phẩm dinh dưỡng theo Y học Hiện đại gồm tinh bột (cơm, bún, phở, mì...), chất đạm (thịt lợn, thịt bò, cá, thủy hải sản, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành, chất béo (dầu, mỡ, bơ...), vitamin và khoáng chất (rau, trái cây...) trong các bữa ăn, mẹ nên bổ sung cho trẻ một số loại thực phẩm giải nhiệt khác như:

  • Rau dền, rau muống, bí xanh

  • Sữa, và các chế phẩm từ sữa

  • Chè hạt sen, chè đậu

  • Sữa chua, bánh flan

Một số lưu ý cho mẹ về các loại thực phẩm không nên sử dụng cho trẻ

Vào mùa hè, thời tiết oi bức, mẹ nên tránh cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm như thịt dê, hạt tiêu, gừng, quế, hồi,…; mùa đông thì tránh các loại thức ăn có tính lạnh như cua, ốc, dưa hấu, dưa chuột, hến,…


Ngoài ra, mẹ cũng không nên cho trẻ sử dụng những thức uống lạnh vì dễ gây tổn thương hệ miễn dịch, khiến ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của trẻ trong giai đoạn chuyển mùa.


Một điều thú vị mà mẹ nên biết - ăn theo mùa là một cách chắc chắn để tăng cường sự đa dạng các loại thực phẩm cho trẻ, mang đến cho trẻ một thực đơn với giá trị dinh dưỡng cao hơn. Ngoài ra, để chọn được thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ tốt nhất, mẹ nên chọn những thức ăn có sẵn ở địa phương mình, chọn lựa những loại thực phẩm tươi sống và tránh các sản phẩm đóng hộp kém chất lượng.


Bảo vệ trẻ vượt qua thời điểm giao mùa “khắc nghiệt” không hề dễ dàng, mẹ nên tìm hiểu kỹ thêm nhiều thông tin bổ ích khác để xây dựng một chế độ dinh dưỡng đặc biệt, đảm bảo cung cấp đầy đủ những loại thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ, mẹ nhé!


Ngoài ra, PediaSure cũng là thực phẩm có chứa đầy đủ dưỡng chất cần thiết bao gồm cả Probiotics và Pebiotics, mẹ có thể cho trẻ sử dụng 2 ly PediaSure mỗi ngày, là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối với 37 dưỡng chất giúp bé tăng cân nặng, chiều cao và sức đề kháng rõ rệt chỉ sau 9 tuần(*)


(*) Nghiên cứu trên trẻ có nguy cơ thiếu dinh dưỡng. D.T. T Huỳnh et al (2015). Hiệu quả tăng trưởng và sức khỏe lâu dài của việc can thiệp dinh dưỡng dài hạn trên trẻ có nguy cơ về dinh dưỡng

PED-C-163-21