NGUYÊN NHÂN TRẺ BỊ VIÊM HỌNG TÁI ĐI TÁI LẠI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC 

Tuy là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhưng viêm họng tái đi tái lại có thể khiến ba mẹ thấy lo lắng cho sức khỏe của bé. Cùng tìm hiểu đâu là nguyên nhân trẻ bị viêm họng tái đi tái lại, dấu hiệu trẻ bị viêm họng là gì và phải làm gì để khắc phục tình trạng này ba mẹ nhé. 

 

Nguyên nhân trẻ bị viêm họng tái đi tái lại(1)

Viêm họng ở trẻ em có thể chia thành hai dạng: viêm họng cấp và viêm họng mạn tính. Đối với viêm họng cấp, thời tiết thay đổi, bụi bẩn, khói thuốc lá thường là nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu và virus cúm, sởi, Adenovirus cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra tình trạng viêm họng cấp. Ngược lại, viêm họng mạn tính thường do ảnh hưởng của các bệnh hô hấp, tiếp xúc với các chất gây dị ứng, hoặc do cấu trúc giải phẫu bất thường của mũi - xoang. Trẻ viêm họng mạn tính dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm. 

 

Một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ hay bị viêm họng tái đi tái lại là việc điều trị chưa triệt để từ những lần viêm họng cấp trước đó. Điều này có thể khiến bệnh tiến triển thành viêm họng mạn tính, kéo theo những đợt viêm họng tiếp theo. Trẻ có tiền sử dị ứng như dị ứng thời tiết hoặc tiếp xúc với người bệnh ở gia đình, trường học cũng dễ bị lây nhiễm và tái phát viêm họng liên tục. Trẻ có thể vừa hết viêm họng sau khi nhiễm một loại virus lại bị nhiễm một loại virus khác khi sức đề kháng còn yếu khiến cho viêm họng trở lại. 

 

Những thói quen xấu trong cách chăm sóc trẻ như tắm muộn, để trẻ bị lạnh,… cũng khiến trẻ dễ bị viêm họng tái phát. 

 

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng tái đi tái lại 

 

Dấu hiệu trẻ bị viêm họng thường gặp(1)

Một số biểu hiện viêm họng ở trẻ em thường gặp bao gồm: mệt mỏi, biếng ăn, khóc quấy nhiều, kèm theo sốt cao có thể lên đến 39-40 độ C. Trẻ có thể bị ngạt mũi, khó thở, ho kéo dài. Trong những trường hợp nặng, trẻ có thể nôn trớ hoặc thậm chí bị co giật do sốt quá cao. Khi khám, bác sĩ có thể thấy mủ trắng bám ở khe hốc amidan và hạch nổi hai bên hàm, gây đau khi ấn vào. 

 

Một số trẻ có triệu chứng nhẹ có thể tự khỏi sau vài ngày nếu được chăm sóc đúng cách, nhưng với những trường hợp không được điều trị kịp thời, viêm họng có thể dẫn đến các biến chứng như viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phế quản, hoặc viêm tai giữa. Đáng lo ngại nhất là nguy cơ nhiễm khuẩn huyết – tình trạng đe dọa đến tính mạng trẻ nếu không được can thiệp y tế kịp thời. Do đó, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra ngay khi thấy những dấu hiệu trở nặng hoặc bất thường. 

Chăm sóc trẻ bị viêm họng như thế nào?(2)

  • Cho trẻ uống nhiều nước: Cho trẻ uống nước ấm để làm dịu niêm mạc họng, không uống nước quá lạnh hoặc nước quá nóng. Phụ huynh cũng có thể cho bé uống nước luộc gà ấm hoặc nước hầm rau củ để bổ sung dưỡng chất. 
  • Vệ sinh mũi họng: Lau rửa dịch mũi lỏng của trẻ bằng khăn mềm. Với dịch mũi đặc khiến trẻ khó thở, nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi để làm gỉ mũi mềm và dễ lấy ra. Nếu dịch mũi quá đặc, nhỏ nước muối sinh lý và dùng dụng cụ hút mũi. Tuy nhiên, phụ huynh không nên lạm dụng hút mũi vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi. 
  • Cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm: Nước muối sinh lý ấm giúp làm dịu cổ họng và tăng khả năng ngăn ngừa virus, vi khuẩn. 
  • Dùng máy lọc không khí: Đặt máy lọc không khí trong phòng giúp làm sạch không khí và tránh cho trẻ hít phải bụi bẩn. 
  • Thay đổi chế độ ăn: Tăng cường các thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hoá mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Cho trẻ ăn thành nhiều bữa, mỗi bữa ăn lượng thức ăn vừa phải. Ngoài nước, trẻ có thể uống nước trái cây và một ít nước điện giải. 
  • Dùng thuốc theo chỉ định: Chỉ dùng thuốc cho trẻ bị viêm họng khi có sự thăm khám và chỉ dẫn của bác sĩ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ bị viêm họng hơn 1 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm. 

 

Phòng ngừa viêm họng ở trẻ(2)

  • Dạy trẻ thói quen rửa tay thường xuyên như trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hay sau khi tiếp xúc với các mặt phẳng như bàn ghế... 
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với người đang có triệu chứng viêm họng, cảm cúm... 
  • Tránh cho trẻ đến những nơi đông người vào các thời gian dễ lây nhiễm bệnh (giao mùa, mùa đông, mùa xuân) 
  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ, đánh răng 2 lần/ngày. Cho trẻ súc miệng thường xuyên. Thay bàn chải cho trẻ sau khi khỏi bệnh để tránh bệnh quay lại. 
  • Vệ sinh đồ chơi, dụng cụ cá nhân của trẻ thường xuyên để tránh việc trẻ tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. 

 

Bệnh thường xuyên khiến trẻ tăng trưởng kém và giải pháp cải thiện(3)

Trẻ dễ mắc bệnh khi sức đề kháng kém, tác động xấu đến sức khoẻ, sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Cụ thể, khi bệnh trẻ biếng ăn, kém hấp thu, khiến trẻ chậm tăng cân, chiều cao, dẫn đến tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng. Từ đây, một vòng xoắn bệnh lý bắt đầu hình thành: thiếu hụt dinh dưỡng khi bệnh - sức đề kháng càng giảm - bệnh tái đi tái lại khiến trẻ tăng trưởng kém. 

 

Để cải thiện tình trạng này và giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng tối ưu, cần bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, đặc biệt là các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển, sức khỏe và sức đề kháng như canxi, sắt, kẽm, vitamin D, vitamin K2 tự nhiên…  Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hoá, biếng ăn, kém hấp thu thì nên bổ sung thêm Probiotics (lợi khuẩn) và Prebiotics (chất xơ hoà tan) để cải thiện.

Nguồn tham khảo: 

XNQC số 66/2023/XNQC-YTĐN

PediaSure là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối giúp trẻ tăng trưởng tốt. 


1. Tăng chiều cao 


Giàu đạm, Canxi, Vitamin D, bổ sung thêm Arginin và Vitamin K2 tự nhiên giúp tăng chiều cao tốt hơn. Nay bổ sung thêm CPP giúp thu hút dưỡng chất cần thiết1 cho tăng trưởng như Canxi, PediaSure được chứng minh lâm sàng giúp tăng chiều cao tốt hơn 55%


Arginin và Vitamin K2 tự nhiên giúp xương dài hơn và chắc khoẻ hơn. 


Arginin giúp gia tăng bề dầy của đĩa sụn tăng trưởng ở xương chày, giúp xương phát triển dài hơn. 


Vitamin K2 tự nhiên: kích hoạt Osteocalcin – protein liên kết canxi và vận chuyển vào xương, tăng hàm lượng khoáng trong xương, mật độ xương, giúp xương chắc khỏe. 


2. Tăng cân khoẻ mạnh 


Dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, được chứng minh lâm sàng giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh3. PediaSure với năng lượng chuẩn 1kcal/ml, 38 dưỡng chất hỗ trợ tăng trưởng. Nay được bổ sung CPP dễ tiêu hoá và hấp thu hơn đạm toàn phần. 


3. Tăng cường sức đề kháng 


Kẽm là nhân tố giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng đề kháng với bệnh nhiễm trùng4. Nay PediaSure bổ sung thêm CPP giúp thu hút các dưỡng chất cần thiết như Kẽm và giúp Kẽm được hấp thu dễ dàng hơn5


Prebiotic (chất xơ FOS) và Probiotic*** (các vi sinh vật có lợi) giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm số ngày ốm của trẻ6


4. Giúp trẻ ăn ngon miệng 


Phong phú 28 Vitamin và khoáng chất giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. 


66/2023/XNQC-YTĐN 

 

PediaSure là thương hiệu đến từ Abbott - một công ty chăm sóc sức khoẻ toàn cầu với sản phẩm đa dạng giúp mọi người sống khoẻ mạnh và trọn vẹn. 


PED-C-504-24-04