BỆNH HO GÀ Ở TRẺ EM: BIỂU HIỆN VÀ CÁCH CHĂM SÓC TẠI NHÀ 

Ho gà là bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não,... ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Cùng tìm hiểu bệnh ho gà là gì, biểu hiện của bệnh ho gà ở trẻ em, con đường lây nhiễm, cách điều trị và phòng bệnh cho trẻ ba mẹ nhé. 

 

Bệnh ho gà là gì?(1)

Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Khởi đầu của bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho. Cơn ho ngày càng nặng và trở thành cơn ho kịch phát trong 1 - 2 tuần, kéo dài 1 - 2 tháng hoặc lâu hơn. Cơn ho gà rất đặc trưng, thể hiện ở trẻ ho rũ rượi không thể kìm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy. Cuối cơn ho, trẻ thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt và có thể dẫn đến nôn. 

 

Nhận biết sớm triệu chứng ho gà ở trẻ em để có biện pháp can thiệp kịp thời.

 

Biểu hiện bệnh ho gà ở trẻ em(2)

Triệu chứng ho gà ở trẻ em diễn tiến theo 4 giai đoạn chính sau: 

  • Giai đoạn ủ bệnh: kéo dài từ 6-20 ngày (trung bình 9-10 ngày). Đây là giai đoạn trẻ không có triệu chứng gì khác biệt. 
  • Giai đoạn lây nhiễm: kéo dài hơn 3 tuần nếu không được điều trị. Thời gian 2 tuần đầu từ khi khởi phát bệnh là thời gian bệnh lây nhiễm mạnh nhất. Trẻ sẽ không gây lây nhiễm sau 5 ngày điều trị kháng sinh phù hợp. 
  • Giai đoạn viêm long đường hô hấp: kéo dài khoảng 1-2 tuần. Đây là giai đoạn xuất hiện triệu chứng giống như viêm đường hô hấp (sốt nhẹ, chảy nước mũi, ho húng hắng, hắt hơi). Vào cuối giai đoạn, trẻ ho nặng thành cơn. 
  • Giai đoạn khởi phát: kéo dài từ 1-6 tuần, thậm chí kéo dài trên 10 tuần. Trong giai đoạn này, trẻ có các cơn ho điển hình: ho rũ rượi thành từng cơn, mỗi cơn ho từ 15-20 tiếng ho liên tiếp, càng về sau càng yếu và giảm dần. Trẻ yếu dần khi ho liên tục, có thể ngừng thở vì thiếu oxy. Lúc này, mặt trẻ tím tái, mắt đỏ, tĩnh mạch cổ nổi, chảy nước mắt, nước mũi. Cuối mỗi cơn ho hoặc xen sau mỗi tiếng ho là tiếng rít nghe như tiếng gà. 
  • Giai đoạn phục hồi: Trẻ ít ho hơn, giảm sốt. Tuy nhiên, cơn ho có thể trở lại sau nhiều tháng và gây viêm phổi. 

 

Các biến chứng thường gặp của bệnh ho gà(2)

Viêm phổi là biến chứng gây tử vong thường gặp nhất của ho gà khi không được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, một số biến chứng khác mà trẻ có thể gặp khi bị ho gà: viêm phế quản, ngừng thở, sa trực tràng, thoát vị trực tràng, vỡ phế năng, tràn khí trung thất, tràn khí màng phổi và viêm não. 

 

Cách chăm sóc bé bị ho gà(1)

Đối với trẻ mắc ho gà thể nhẹ như số cơn ho ít, thời gian mỗi cơn ho ngắn, trẻ vẫn ăn uống bình thường và không có dấu hiệu tím mặt, có thể chăm sóc tại nhà bằng các biện pháp sau: 

 

  • Đảm bảo môi trường sống: Tránh các chất kích thích như khói thuốc lá, bụi bẩn và hóa chất. 
  • Cho trẻ nghỉ ngơi: Cần tạo không gian yên tĩnh, tránh mọi kích thích không cần thiết. 
  • Chế độ ăn uống: Đối với trẻ ăn dặm và trẻ lớn, nên cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa nhỏ. 
  • Vệ sinh thân thể: Vệ sinh sạch sẽ miệng, mũi cho trẻ sau mỗi cơn ho. Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho trẻ và vệ sinh răng miệng cho trẻ lớn. 
  • Cách ly trẻ bị bệnh: Giữ trẻ bị ho gà cách xa những trẻ khác để ngăn ngừa lây lan. 
  • Uống thuốc: Theo đơn của bác sĩ nếu có chỉ định. 

 

Phòng bệnh ho gà ở trẻ em như thế nào?(1)

Bệnh đau mắt đỏ thường kéo dài 7-10 ngày. Trong trường hợp trẻ không được điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh có thể biến chứng nguy hiểm thành viêm kết mạc mạn tính, đau mắt hột, viêm loét giác mạc, sẹo giác mạc, giảm thị lực, mù mắt… 

 

Cách phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em(2)

Tiêm vaccine phòng bệnh ho gà là biện pháp hiệu quả nhất, giúp phòng ngừa lên tới 90%. Vaccine được tiêm cho trẻ nhỏ trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại các trạm y tế xã, phường. Những trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch cần tiêm càng sớm càng tốt. 

 

Ngoài ra, để phòng ngừa, cần giữ trẻ tránh xa những người có dấu hiệu bị ho gà. Những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh cũng không nên tiếp xúc với trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ chưa được tiêm phòng. 

 

Nếu trong gia đình có người bị ho gà, cần điều trị dứt điểm và các thành viên khác cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần. 

 

Bệnh thường xuyên khiến trẻ tăng trưởng kém và giải pháp cải thiện(3)

Trẻ dễ mắc bệnh khi sức đề kháng kém, tác động xấu đến sức khoẻ, sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Cụ thể, khi bệnh trẻ biếng ăn, kém hấp thu, khiến trẻ chậm tăng cân, chiều cao, dẫn đến tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng. Từ đây, một vòng xoắn bệnh lý bắt đầu hình thành: thiếu hụt dinh dưỡng khi bệnh - sức đề kháng càng giảm - bệnh tái đi tái lại khiến trẻ tăng trưởng kém. 

 

Để cải thiện tình trạng này và giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng tối ưu, cần bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, đặc biệt là các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển, sức khỏe và sức đề kháng như canxi, sắt, kẽm, vitamin D, vitamin K2 tự nhiên…  Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hoá, biếng ăn, kém hấp thu thì nên bổ sung thêm Probiotics (lợi khuẩn) và Prebiotics (chất xơ hoà tan) để cải thiện.

Nguồn tham khảo: 

XNQC số 66/2023/XNQC-YTĐN

PediaSure là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối giúp trẻ tăng trưởng tốt. 


1. Tăng chiều cao 


Giàu đạm, Canxi, Vitamin D, bổ sung thêm Arginin và Vitamin K2 tự nhiên giúp tăng chiều cao tốt hơn. Nay bổ sung thêm CPP giúp thu hút dưỡng chất cần thiết1 cho tăng trưởng như Canxi, PediaSure được chứng minh lâm sàng giúp tăng chiều cao tốt hơn 55%


Arginin và Vitamin K2 tự nhiên giúp xương dài hơn và chắc khoẻ hơn. 


Arginin giúp gia tăng bề dầy của đĩa sụn tăng trưởng ở xương chày, giúp xương phát triển dài hơn. 


Vitamin K2 tự nhiên: kích hoạt Osteocalcin – protein liên kết canxi và vận chuyển vào xương, tăng hàm lượng khoáng trong xương, mật độ xương, giúp xương chắc khỏe. 


2. Tăng cân khoẻ mạnh 


Dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, được chứng minh lâm sàng giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh3. PediaSure với năng lượng chuẩn 1kcal/ml, 38 dưỡng chất hỗ trợ tăng trưởng. Nay được bổ sung CPP dễ tiêu hoá và hấp thu hơn đạm toàn phần. 


3. Tăng cường sức đề kháng 


Kẽm là nhân tố giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng đề kháng với bệnh nhiễm trùng4. Nay PediaSure bổ sung thêm CPP giúp thu hút các dưỡng chất cần thiết như Kẽm và giúp Kẽm được hấp thu dễ dàng hơn5


Prebiotic (chất xơ FOS) và Probiotic*** (các vi sinh vật có lợi) giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm số ngày ốm của trẻ6


4. Giúp trẻ ăn ngon miệng 


Phong phú 28 Vitamin và khoáng chất giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. 


66/2023/XNQC-YTĐN 

 

PediaSure là thương hiệu đến từ Abbott - một công ty chăm sóc sức khoẻ toàn cầu với sản phẩm đa dạng giúp mọi người sống khoẻ mạnh và trọn vẹn. 


PED-C-504-24-05