BỆNH CÚM MÙA Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC 

Bệnh cúm mùa thường xuất hiện vào các tháng lạnh trong năm hoặc khi giao mùa. Tuy các triệu chứng cúm mùa thường sẽ cải thiện trong vòng 1-2 tuần nhưng cũng có thể gây biến chứng nặng. Cùng tìm hiểu triệu chứng bệnh, cách chăm sóc trẻ tại nhà và cách phòng bệnh bố mẹ nhé. 

 

Cúm mùa là gì và con đường lây nhiễm bệnh (1)

Là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên, bệnh cúm mùa diễn ra ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân. Trẻ có thể mắc bệnh khi lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Tại Việt Nam, các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. 

 

Triệu chứng cúm mùa thường gặp ở trẻ(2)

Biểu hiện cúm mùa ở trẻ thường xuất hiện sau 1-4 ngày (trung bình 2 ngày) sau khi tiếp xúc với virus cúm. Các dấu hiệu cúm mùa ban đầu điển hình có thể là: 

  • Những cơn sốt bắt đầu xuất hiện 
  • Cảm giác ớn lạnh 
  • ‎Nhức đầu 
  • Đau nhức cơ bắp 
  • ‎Chóng mặt 
  • Ăn không ngon 
  • ‎Mệt mỏi 
  • ‎Ho 
  • Đau họng 
  • Chảy nước mũi 
  • Buồn nôn 
  • Đau tai 
  • Có thế xuất hiện tiêu chảy 

Thông thường, các triệu chứng này sẽ giảm trong vòng 5-7 ngày, ngoại trừ tình trạng mệt mỏi và ho sẽ kéo dài 1-2 tuần. 

 

Các triệu chứng cúm mùa khiến bé khó chịu

 

Chăm sóc trẻ bị cúm mùa tại nhà (3)

Bố mẹ có thể áp dụng các cách chăm sóc trẻ bị cúm mùa sau để giúp trẻ giảm triệu chứng, cảm thấy dễ chịu hơn: 

  • Hạ sốt: Dùng phương pháp chườm ấm để hạ sốt ở các vùng trán, nách, bẹn. Cho trẻ uống hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ khi sốt cao. 
  • Vệ sinh đường hô hấp, mũi miệng: Nên dùng khăn giấy mềm để lau sạch mũi, dãi rồi vứt đi, tránh dùng khăn xô vì khi dùng lại khăn cũ thì virus vẫn bám trên khăn. Dùng dung dịch nước muối sinh lý Natriclorid 0,9% để nhỏ mắt, mũi. Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng.  
  • Vệ sinh sạch sẽ: Cả trẻ và người chăm sóc cần thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. 
  • Chế độ ăn giàu dinh dưỡng: Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hoá (cháo, sữa, trái cây...). Cho trẻ uống nhiều nước. 

 

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện? (3)

Bệnh cúm mùa ở trẻ em thường diễn biến nhẹ và sẽ hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, với những trẻ có cơ địa béo phì, bệnh mạn tính...thì khi nhiễm cúm dễ gây ra các biến chứng như viêm tai, viêm phế quản. Nguy hiểm hơn, trẻ có thể viêm não, thậm chí tử vong. 


Vì thế, bố mẹ cần lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế khi trẻ có các dấu hiệu trở nặng như: 

  • Khó thở, thở nhanh, lồng ngực rút lõm 
  • Tím môi 
  • Li bì hoặc kích thích vật vã 
  • Ăn kém hoặc bỏ ăn 
  • Nôn nhiều 

 

Cần lưu ý là bố mẹ không tự ý dùng kháng sinh để điều trị tại nhà cho trẻ. Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

 

Phòng bệnh cúm mùa ở trẻ như thế nào?(4)

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ: Thường xuyên cho bé rửa tay với xà phòng và nước sạch. Dùng nước muối vệ sinh mũi, họng mỗi ngày. Dạy bé che miệng khi hắt hơi. 
  • Nâng cao thể trạng: Đảm bảo cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và giữ ấm cơ thể. 
    Tiêm phòng: Để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm, nên tiêm vắc xin cúm mùa. 
  • Hạn chế tiếp xúc nguồn bệnh: hạn chế cho bé tiếp xúc bệnh nhân hoặc trường hợp nghi ngờ mắc bệnh cúm. Cho bé sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết. 
  • Không tự ý dùng thuốc: Sử dụng thuốc cho bé cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của bác sĩ. 
  • Khám ngay khi có triệu chứng: Đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám khi có các triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi. 

 

Bệnh thường xuyên khiến trẻ tăng trưởng kém và giải pháp cải thiện(5)

Trẻ dễ mắc bệnh khi sức đề kháng kém, tác động xấu đến sức khoẻ, sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Cụ thể, khi bệnh trẻ biếng ăn, kém hấp thu, khiến trẻ chậm tăng cân, chiều cao, dẫn đến tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng. Từ đây, một vòng xoắn bệnh lý bắt đầu hình thành: thiếu hụt dinh dưỡng khi bệnh - sức đề kháng càng giảm - bệnh tái đi tái lại khiến trẻ tăng trưởng kém. 


Để cải thiện tình trạng này và giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng tối ưu, cần bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, đặc biệt là các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển, sức khỏe và sức đề kháng như canxi, sắt, kẽm, vitamin D, vitamin K2 tự nhiên…  Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hoá, biếng ăn, kém hấp thu thì nên bổ sung thêm Probiotics (lợi khuẩn) và Prebiotics (chất xơ hoà tan) để cải thiện. 


Nguồn tham khảo: 

XNQC số 66/2023/XNQC-YTĐN

PediaSure là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối giúp trẻ tăng trưởng tốt. 


1. Tăng chiều cao 


Giàu đạm, Canxi, Vitamin D, bổ sung thêm Arginin và Vitamin K2 tự nhiên giúp tăng chiều cao tốt hơn. Nay bổ sung thêm CPP giúp thu hút dưỡng chất cần thiết1 cho tăng trưởng như Canxi, PediaSure được chứng minh lâm sàng giúp tăng chiều cao tốt hơn 55%2


Arginin và Vitamin K2 tự nhiên giúp xương dài hơn và chắc khoẻ hơn. 


Arginin giúp gia tăng bề dầy của đĩa sụn tăng trưởng ở xương chày, giúp xương phát triển dài hơn. 


Vitamin K2 tự nhiên: kích hoạt Osteocalcin – protein liên kết canxi và vận chuyển vào xương, tăng hàm lượng khoáng trong xương, mật độ xương, giúp xương chắc khỏe. 


2. Tăng cân khoẻ mạnh 


Dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, được chứng minh lâm sàng giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh 3. PediaSure với năng lượng chuẩn 1kcal/ml, 38 dưỡng chất hỗ trợ tăng trưởng. Nay được bổ sung CPP dễ tiêu hoá và hấp thu hơn đạm toàn phần. 


3. Tăng cường sức đề kháng 


Kẽm là nhân tố giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng đề kháng với bệnh nhiễm trùng4. Nay PediaSure bổ sung thêm CPP giúp thu hút các dưỡng chất cần thiết như Kẽm và giúp Kẽm được hấp thu dễ dàng hơn5


Prebiotic (chất xơ FOS) và Probiotic*** (các vi sinh vật có lợi) giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm số ngày ốm của trẻ6.

 
4. Giúp trẻ ăn ngon miệng 


Phong phú 28 Vitamin và khoáng chất giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. 


66/2023/XNQC-YTĐN 

PediaSure là thương hiệu đến từ Abbott - một công ty chăm sóc sức khoẻ toàn cầu với sản phẩm đa dạng giúp mọi người sống khoẻ mạnh và trọn vẹn. 


PED-C-494-24-01