TRẺ BỊ TAY CHÂN MIỆNG: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH CHĂM SÓC 

Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em tại Việt Nam, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu, cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ bố mẹ nhé. 

 

Nguyên nhân trẻ bị tay chân miệng(1)

Coxsakievirus và Enterovirus 71 là tác nhân gây bệnh tay chân miệng. Virus xâm nhập vào cơ trẻ thông qua niêm mạc miệng hay ruột, đi vào hệ thống hạch bạch huyết, phát triển nhanh, gây tổn thương ở da và niêm mạc. 


Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh lây qua đường hô hấp từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, nước bọt...Bệnh thường dễ phát tán và gia tăng ở các trường mầm non hoặc ở nơi đông dân cư. 

 

Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ thường gặp(1)

Một số triệu chứng tay chân miệng ở trẻ mà phụ huynh cần lưu ý để sớm nhận biết bệnh: 

  • Biểu hiện tay chân miệng ở trẻ ban đầu thường là sốt, có thể là sốt nhẹ thoáng qua hoặc sốt cao lên đến 39 – 40oC. 
  • Đau họng 
  • Biếng ăn, bỏ ăn 
  • Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng đặc trưng nhất là xuất hiện nốt hồng ban vài mm trên da, sau đó thành bóng nước. Bóng nước này thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cẳng chân hoặc cánh tay. 
  • Có vết loét phía trong miệng, trên lưỡi, vòm miệng, lợi làm trẻ nuốt đau 

 

Mẹ cần theo dõi sát sao các triệu chứng tay chân miệng để kịp thời can thiệp 

 

NCách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà(2)

Kiểm soát tình trạng sốt: bố trí cho trẻ nơi ở thông thoáng, sạch sẽ, có ánh nắng mặt trời. Thực hiện chườm ấm ở cổ, nách, bẹn khi trẻ sốt trên 38,5oC kết hợp dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bố mẹ chú ý không làm ướt quần áo của con khi chườm để tránh con bị nhiễm lạnh. Bù nước và điện giải bằng cách cho trẻ uống dung dịch Oresol theo nhu cầu. Cần pha Oresol theo đúng liều lượng quy định. 


Vệ sinh cơ thể đúng cách: dùng nước muối sinh lý NaCl 0,9% hoặc nước muối loãng (5g muối pha với 240ml nước ấm) để vệ sinh răng miệng cho trẻ. Với vết loét miệng, bôi Glycerin borat, Zytee... 3 lần/ngày, trước khi ăn 30 phút đến 1 giờ. Duy trì tắm cho trẻ mỗi ngày bằng nước sạch hoặc xà phòng sát khuẩn. Sau khi tắm, bôi Betadin 3% để tránh nhiễm trùng da. Khi tắm, bố mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng, không kỳ cọ, không làm vỡ hay đắp lá lên nốt phỏng. Cắt móng tay cho trẻ và không để trẻ gãi mạnh làm vỡ các nốt phỏng nước, dẫn đến nhiễm trùng. 


Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu hoá (súp, cháo...) và chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Không cho trẻ ăn thức ăn cứng, cay hay nóng. 


Theo dõi tình trạng bệnh: vì tay chân miệng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nên bố mẹ cần theo sát diễn biến bệnh để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế. 

 

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?(2)

Nếu trẻ có các dấu hiệu sau, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế. Tại đây, bác sĩ sẽ xác định mức độ bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc vì có thể khiến bệnh của trẻ trở nặng. 

  • Trẻ sốt cao trên 38,5oC hơn 48 giờ, đã cho uống hạ sốt nhưng không đáp ứng 
  • Trẻ giật mình với tần suất tăng theo thời gian. Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. 
  • Quấy khóc nhiều, cả đêm không ngủ. Trẻ chỉ ngủ được 15-20 phút, dậy quấy khóc 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. 
  • Các dấu hiệu nguy hiểm khác bao gồm khó thở, nôn nhiều, nôn khan, khó nuốt, tay chân yếu, đi loạng choạng... 

 

Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ(3)

  • Vệ sinh sạch sẽ: cho bé rửa tay thường xuyên bằng xà phòng với nước sạch. Phụ huynh hay người chăm sóc cũng cần rửa tay trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi tiếp xúc với trẻ (cho trẻ ăn, bế ẵm trẻ), sau khi vệ sinh cho trẻ. 
  • Giữ vệ sinh ăn uống: cho trẻ ăn chín uống sôi, vệ sinh sạch sẽ các vật dụng ăn uống của trẻ. Dùng nước sạch trong sinh hoạt. Không mớm thức ăn cho trẻ. Không để trẻ đưa tay lên miệng (ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi). Không dùng chung vật dụng ăn uống hoặc đồ chơi chưa khử trùng. 
  • Vệ sinh các bề mặt: cần thường xuyên vệ sinh các vật thường tiếp xúc với trẻ như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, mặt bàn/ghế...với xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường. 
  • Không để trẻ tiếp xúc người bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh. 

 

Bệnh thường xuyên khiến trẻ tăng trưởng kém và giải pháp cải thiện(4)

Trẻ dễ mắc bệnh khi sức đề kháng kém, tác động xấu đến sức khoẻ, sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Cụ thể, khi bệnh trẻ biếng ăn, kém hấp thu, khiến trẻ chậm tăng cân, chiều cao, dẫn đến tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng. Từ đây, một vòng xoắn bệnh lý bắt đầu hình thành: thiếu hụt dinh dưỡng khi bệnh - sức đề kháng càng giảm - bệnh tái đi tái lại khiến trẻ tăng trưởng kém. 


Để cải thiện tình trạng này và giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng tối ưu, cần bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, đặc biệt là các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển, sức khỏe và sức đề kháng như canxi, sắt, kẽm, vitamin D, vitamin K2 tự nhiên…  Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hoá, biếng ăn, kém hấp thu thì nên bổ sung thêm Probiotics (lợi khuẩn) và Prebiotics (chất xơ hoà tan) để cải thiện. 


Nguồn tham khảo: 

XNQC số 66/2023/XNQC-YTĐN 

PediaSure là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối giúp trẻ tăng trưởng tốt. 


1. Tăng chiều cao 


Giàu đạm, Canxi, Vitamin D, bổ sung thêm Arginin và Vitamin K2 tự nhiên giúp tăng chiều cao tốt hơn. Nay bổ sung thêm CPP giúp thu hút dưỡng chất cần thiết1 cho tăng trưởng như Canxi, PediaSure được chứng minh lâm sàng giúp tăng chiều cao tốt hơn 55%
Arginin và Vitamin K2 tự nhiên giúp xương dài hơn và chắc khoẻ hơn. 


Arginin giúp gia tăng bề dầy của đĩa sụn tăng trưởng ở xương chày, giúp xương phát triển dài hơn. 


Vitamin K2 tự nhiên: kích hoạt Osteocalcin – protein liên kết canxi và vận chuyển vào xương, tăng hàm lượng khoáng trong xương, mật độ xương, giúp xương chắc khỏe. 


2. Tăng cân khoẻ mạnh 


Dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, được chứng minh lâm sàng giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh3. PediaSure với năng lượng chuẩn 1kcal/ml, 38 dưỡng chất hỗ trợ tăng trưởng. Nay được bổ sung CPP dễ tiêu hoá và hấp thu hơn đạm toàn phần. 


3. Tăng cường sức đề kháng 


Kẽm là nhân tố giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng đề kháng với bệnh nhiễm trùng4. Nay PediaSure bổ sung thêm CPP giúp thu hút các dưỡng chất cần thiết như Kẽm và giúp Kẽm được hấp thu dễ dàng hơn5


Prebiotic (chất xơ FOS) và Probiotic*** (các vi sinh vật có lợi) giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm số ngày ốm của trẻ6


4. Giúp trẻ ăn ngon miệng 


Phong phú 28 Vitamin và khoáng chất giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. 


66/2023/XNQC-YTĐN 

 

PediaSure là thương hiệu đến từ Abbott - một công ty chăm sóc sức khoẻ toàn cầu với sản phẩm đa dạng giúp mọi người sống khoẻ mạnh và trọn vẹn. 


PED-C-494-24-03