
CÁC MỐC PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ TỪ 1 ĐẾN 3 TUỔI, TỪ 3 ĐẾN 6 TUỔI VÀ NHU CẦU DINH DƯỠNG
CÁC MỐC PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ TỪ 1 ĐẾN 3 TUỔI, TỪ 3 ĐẾN 6 TUỔI VÀ NHU CẦU DINH DƯỠNG
Mỗi giai đoạn trong các mốc phát triển của trẻ đều mang đến những thay đổi rõ rệt và độc đáo, với tốc độ phát triển khác nhau ở mỗi bé. Từ 1 đến 3 tuổi và từ 3 đến 6 tuổi, trẻ trải qua những bước tiến quan trọng trong quá trình trưởng thành. Để hỗ trợ sự phát triển toàn diện ở từng cột mốc này, việc cung cấp dinh dưỡng phù hợp là điều cần thiết. Hãy cùng khám phá nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho trẻ tại các mốc phát triển, giúp bé có nền tảng sức khỏe vững chắc và phát triển tối ưu.
Các mốc phát triển của trẻ từ 1 đến 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi (1)
Sự phát triển của trẻ từ 1 đến 3 tuổi
Sự phát triển của trẻ từ 1 đến 3 tuổi là giai đoạn đầy thú vị và quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ. Mỗi bước tiến trong giai đoạn này đều góp phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Từ 13 đến 15 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu đi vững và sử dụng các ngón tay một cách linh hoạt. Trẻ thể hiện cảm xúc như vui mừng, giận dỗi, và sợ hãi. Trẻ có thể nói một số từ dễ như “bà”, “mẹ” và biết thể hiện yêu cầu khi cần.
- Từ 2 đến 3 tuổi: Trẻ có thể chạy nhanh, leo cầu thang, ném và đá bóng. Trẻ biết xếp 4 khối vuông thành tháp, sử dụng ngón cái và ngón trỏ để tự xúc ăn, cầm chén uống, cài cúc áo, đi tất, và có thể tập múa. Về ngôn ngữ, trẻ 24 tháng tuổi có thể nói câu ngắn 2-3 từ, và đến 3 tuổi, trẻ có thể hát được bài hát ngắn.
Sự phát triển của trẻ từ 3 đến 6 tuổi
Mốc phát triển của trẻ từ 3 đến 6 tuổi là giai đoạn quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc trong nhiều kỹ năng vận động và ngôn ngữ. Sự phát triển trong giai đoạn này không chỉ giúp trẻ tăng cường khả năng vận động mà còn cải thiện kỹ năng xã hội và ngôn ngữ.
- Từ 3 đến 4 tuổi: Trẻ có thể đứng bằng một chân vài giây, nhảy tại chỗ và nhảy qua vật cản thấp, đạp xe ba bánh. Trẻ sử dụng các ngón tay dễ dàng, thích vẽ và vẽ được vòng tròn, xếp mô hình tháp. Trẻ biết nhận diện giới tính của bản thân, tự mặc và cởi quần áo, biết chơi với trẻ khác, và có khả năng tách khỏi mẹ dễ dàng. Vốn từ của trẻ tăng nhanh, có thể nói họ tên, hỏi nhiều câu hỏi, bắt chước hành vi người lớn, và thoải mái thể hiện cảm xúc. Trẻ còn thích hát và đọc được bài thơ ngắn.
- Từ 5 đến 6 tuổi: Trẻ có khả năng nhảy lò cò, đi nối gót và đi giật lùi, giữ thăng bằng tốt hơn. Trẻ khéo léo hơn trong các hoạt động, biết tập viết, tự mặc đúng quần áo, tự tắm và vệ sinh cá nhân. Trẻ biết kiểm soát hành vi cảm xúc, nhường nhịn người khác và có ý thức trách nhiệm. Vốn từ của trẻ tăng đến vài nghìn từ, nói mạch lạc và có thể định nghĩa, giải thích sự việc. Trẻ thích nghe kể chuyện và kể lại câu chuyện một cách rõ ràng.
Do sự phát triển, tăng trưởng ở mỗi giai đoạn khác nhau nên nhu cầu năng lượng, dưỡng chất và cách chế biến dinh dưỡng cho trẻ cũng sẽ khác nhau.


Trẻ 1-6 tuổi cần được đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ để phát triển khoẻ mạnh
Một số lưu ý về nhu cầu và cách chăm sóc trẻ 1-6 tuổi(2)
Với trẻ từ 1-3 tuổi
Trẻ 1 tuổi đã có một số răng và hệ thống tiêu hoá của trẻ đã có những phát triển giúp cho khả năng tiêu hoá, hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Tốc độ lớn khi trẻ được 1 tuổi trở đi có giảm so với 12 tháng đầu đời nhưng vẫn còn cao. Bên cạnh đó, trẻ có thêm nhiều hoạt động như tập đi, tập nói... Chính vì thế, năng lượng tiêu hao so với cân nặng còn cao hơn cả người lớn. Mỗi bé sẽ có nhu cầu năng lượng khác nhau nhưng trung bình lứa tuổi này cần 1300kcal/ngày hay 100kcal/1kg cân nặng/ngày. Với mỗi ký cân nặng, bé cần khoảng 2,5-3g protein, trung bình 28g/ngày. Trong đó, lượng protein động vật nên chiếm 50% tổng số protein.
Bé cũng có nhu cầu về một số vitamin thiết yếu như sau: vitamin A (400mg), vitamin D (5mg), vitamin K (13mg), vitamin C (30mg), vitamin B1 (0,5mg), vitamin B2 (0,5mg), vitamin PP (6mg) và vitamin B6 (0,5mg).
Về chế độ ăn, trẻ 1-3 tuổi nên có 4-5 bữa ăn mỗi ngày. Chế độ ăn của trẻ cần ưu tiên các thức ăn dễ tiêu hoá, giàu dinh dưỡng, đầy đủ các nhóm thực phẩm theo tháp dinh dưỡng. Phụ huynh thực hiện tăng thô dần, tập dần từng loại thức ăn từ ít đến nhiều cho đến thức ăn hỗn hợp.
Việc chế biến thức ăn cần phù hợp và đa dạng, thường xuyên thay đổi để trẻ ăn được ngon miệng, giúp ngăn ngừa chán ăn hoặc sợ ăn do phải ăn quá nhiều hoặc liên tục một loại thức ăn. Phụ huynh cần tạo không khí vui vẻ cho trẻ khi ăn để trẻ hứng thú với giờ ăn và ăn ngon miệng hơn.
Cần đặc biệt lưu ý vệ sinh an toàn thực phẩm khi lựa chọn và chế biến thức ăn cho trẻ để phòng tránh trẻ bị nhiễm khuẩn và mắc các bệnh đường ruột.
Hình thành thói quen sinh hoạt khoa học như cho trẻ ăn đúng bữa, ăn đủ khẩu phần, không ăn vặt trước giờ ăn, ăn đa dạng thức ăn...
Ngoài việc đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và vệ sinh, trẻ cần được khuyến khích hoạt động thể lực mỗi ngày để phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.
Với trẻ từ 4-6 tuổi
Tốc độ lớn của trẻ 4-6 tuổi vẫn còn cao. Mỗi năm, cân nặng của trẻ tăng trung bình 2kg và chiều cao tăng trung bình 7cm. Giai đoạn này đánh dấu hoạt động thể lực nhiều hơn, bắt đầu vào học mẫu giáo. Nhu cầu năng lượng theo khuyến nghị dành cho trẻ 4-6 tuổi trung bình là 1600kcal/ngày. Mỗi ngày, trẻ sẽ cần trung bình 36g protein, khoảng 2-2,5g protein/kg cân nặng. Trong đó, protein động vật nên chiếm 50% tổng số protein.
Nhu cầu về một số vitamin thiết yếu dành cho trẻ 4-6 tuổi như sau: vitamin A (450mg), vitamin D (5mg), vitamin K (19mg), vitamin C (30mg), vitamin B1 (0,6mg), vitamin B2 (0,6mg), vitamin PP (8mg) và vitamin B6 (0,6mg).
Trẻ 4-6 tuổi có hệ thống tiêu hoá gần như hoàn thiện nên trẻ đã có thể ăn đa dạng thức ăn, gần giống nhưng không hoàn toàn tương tự với bữa ăn của người lớn.
Phụ huynh cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 4-6 tuổi bằng cách tăng cường các thực phẩm như sữa và chế phẩm từ sữa, thịt cá trứng và trái cây.
Đây là giai đoạn quan trọng để phụ huynh hình thành các tập tính và thói quen dinh dưỡng khoa học cho trẻ như ăn đủ khẩu phần, ăn đúng bữa, không kén chọn thức ăn...
Do sự phát triển của các gai vị giác rải rác khắp mặt lưỡi khiến vị giác của trẻ mạnh hơn người lớn nên trẻ 4-6 tuổi rất thích ăn đồ ngọt. Tuy rất nhanh làm dịu cơn đói nhưng ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo gây thiếu dinh dưỡng về chất lượng. Vì thế, phụ huynh cần hình thành thêm thói quen không ăn bánh kẹo trước bữa ăn chính cho trẻ. Điều này không chỉ là thói quen dinh dưỡng tốt mà còn đảm bảo sự phát triển khoẻ mạnh của trẻ.
Ngoài ra, phụ huynh cũng cần giáo dục trẻ về thói quen vệ sinh sạch sẽ.


XNQC số 101/2024/XNQC-YTDN
PediaSure được chứng minh lâm sàng tăng trưởng rõ rệt chỉ sau 9 tuần(1)
101/2024/XNQC-YTDN
PediaSure là thương hiệu đến từ Abbott - một công ty chăm sóc sức khoẻ toàn cầu với sản phẩm đa dạng giúp mọi người sống khoẻ mạnh và trọn vẹn.
Nguồn tham khảo:
- https://soyte.hanoi.gov.vn/kham-chua-benh-pho-bien-kien-thuc-y-hoc/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/tre-tu-0-5-tuoi-phat-trien-the-chat-i-oi-voi-phat-trien-tam-ly
- http://viendinhduong.vn/vi/pho-bien-kien-thuc-chuyen-mon/dinh-duong-cho-tre-em-duoi-5-tuoi.html


PED-C-491-24-03