ĐAU MẮT ĐỎ Ở TRẺ EM: DẤU HIỆU, CÁCH CHĂM SÓC VÀ PHÒNG BỆNH CHO BÉ 

Đau mắt đỏ là bệnh lý thường gặp ở trẻ khi giao mùa hoặc khi môi trường sống không đảm bảo vệ sinh. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày của bé. Cùng tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị đau mắt đỏ, dấu hiệu đau mắt đỏ ở trẻ cùng cách chăm sóc và phòng bệnh ba mẹ nhé. 

 

Nguyên nhân trẻ bị đau mắt đỏ(1)

Đau mắt đỏ, hay còn gọi là viêm kết mạc, thường phát sinh ở những khu vực có điều kiện sống không đảm bảo, như nơi ẩm thấp hoặc đông đúc. Cơ thể con người không có khả năng tạo ra miễn dịch suốt đời đối với bệnh này, vì vậy trẻ em và cả người lớn đều có thể mắc bệnh nhiều lần. Đối với trẻ nhỏ, viêm kết mạc thường do Adenovirus hoặc vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, hoặc phế cầu gây ra. Những triệu chứng trẻ bị đau mắt đỏ chính bao gồm mắt sưng đỏ, chảy nước mắt, ghèn mắt, thậm chí có thể giảm thị lực. 


Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ dễ lây lan, đặc biệt trong những tháng mùa hè và có thể bùng phát thành dịch chỉ trong thời gian ngắn. Trẻ em dễ mắc bệnh hơn do có thói quen thường xuyên dụi mắt, nhất là sau khi tiếp xúc với các vật dụng không vệ sinh. Các nguồn lây nhiễm chính có thể đến từ việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, dùng chung vật dụng cá nhân hoặc tiếp xúc với nguồn nước nhiễm bẩn ở những nơi công cộng như hồ bơi. 

 

Nhận diện sớm dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ để nhanh chóng can thiệp

 

Dấu hiệu đau mắt đỏ ở trẻ (1)

Triệu chứng đau mắt đỏ ở trẻ em thường khá rõ rệt, bao gồm: 

  • Mắt đỏ. 
  • Ghèn dính chặt vào mi mắt, làm trẻ cảm thấy cộm và ngứa. 
  • Ghèn có màu vàng hoặc xanh lá cây, khiến mắt dễ bị kích ứng. 
  • Một số trường hợp có màng giả mạc dưới mi mắt, kéo dài thời gian hồi phục. 

 

Ngoài ra, trẻ có thể gặp thêm các triệu chứng khác như sốt nhẹ, ho khan, hoặc nổi hạch ở vùng cổ. 

 

Chăm sóc trẻ đau mắt đỏ đúng cách(1)

Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) khoảng 6-7 lần mỗi ngày sẽ giúp làm sạch ghèn và giảm khó chịu cho trẻ. Đồng thời, cả gia đình nên phòng ngừa bằng cách nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày, lưu ý mỗi thành viên sử dụng lọ riêng để tránh lây lan. 

 

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Việc bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, vitamin A, B12, D như rau xanh, hoa quả và thực phẩm giàu beta-carotene giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ quá trình hồi phục của trẻ.

 

Khi nào trẻ cần đi khám?(2)

Trong trường hợp bệnh có dấu hiệu nặng hơn, phụ huynh cần dùng Natri clorua 0.9% để làm sạch mắt và cho bé đến bác sĩ sớm nhất có thể. Vì mắt là cơ quan nhạy cảm và dễ tổn thương nên không tự ý nhỏ thuốc hay đắp các loại lá cây cho trẻ khi bị đau mắt đỏ. 


Từ việc thu thập các thông tin cần thiết (tình trạng sức khoẻ, tiền căn dị ứng, yếu tố nguy cơ...) và áp dụng các phương pháp chẩn đoán chuyên biệt, bác sĩ sẽ định bệnh chính xác và đưa ra cách điều trị phù hợp. 

 

Biến chứng của bệnh đau mắt đỏ(2)

Bệnh đau mắt đỏ thường kéo dài 7-10 ngày. Trong trường hợp trẻ không được điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh có thể biến chứng nguy hiểm thành viêm kết mạc mạn tính, đau mắt hột, viêm loét giác mạc, sẹo giác mạc, giảm thị lực, mù mắt… 

 

Cách phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em(2)

  • Hạn chế đeo kính sát tròng: đặc biệt là khi bơi. Nếu phải dùng, cần rửa tay sạch trước khi tiếp xúc kính. Làm sạch kính bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Cần lưu ý hạn dùng của dung dịch này. Tháo kính trước khi đi ngủ. Thay kính định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.  
  • Rửa tay thường xuyên: rửa tay sau khi từ trường hay khu vui chơi về nhà. Không dùng tay dụi mắt. 
  • Không dùng chung khăn: khăn mặt, khăn tắm cần được sử dụng riêng và thường xuyên được giặt, sấy khô hoặc phơi dưới nắng. 
  • Nhỏ nước muối sinh lý: Phụ huynh hình thành thói quen nhỏ nước muối sinh lý vào mắt trẻ trước khi đi ngủ mỗi tối để loại bỏ bụi bẩn. 
  • Không dùng chung thuốc nhỏ mắt: Nếu các thành viên trong gia đình đều bị đau mắt đỏ, mỗi người cần sử dụng một lọ thuốc nhỏ mắt riêng. 
  • Hạn chế đến nơi đông người khi có dịch: Khi dịch đau mắt đỏ đang lưu hành, trẻ nên hạn chế bơi ở hồ công cộng hoặc đến những nơi đông người. 

 

Bệnh thường xuyên khiến trẻ tăng trưởng kém và giải pháp cải thiện(3)

Trẻ dễ mắc bệnh khi sức đề kháng kém, tác động xấu đến sức khoẻ, sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Cụ thể, khi bệnh trẻ biếng ăn, kém hấp thu, khiến trẻ chậm tăng cân, chiều cao, dẫn đến tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng. Từ đây, một vòng xoắn bệnh lý bắt đầu hình thành: thiếu hụt dinh dưỡng khi bệnh - sức đề kháng càng giảm - bệnh tái đi tái lại khiến trẻ tăng trưởng kém. 

 

Để cải thiện tình trạng này và giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng tối ưu, cần bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, đặc biệt là các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển, sức khỏe và sức đề kháng như canxi, sắt, kẽm, vitamin D, vitamin K2 tự nhiên…  Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hoá, biếng ăn, kém hấp thu thì nên bổ sung thêm Probiotics (lợi khuẩn) và Prebiotics (chất xơ hoà tan) để cải thiện.

Nguồn tham khảo: 

XNQC số 66/2023/XNQC-YTĐN

PediaSure là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối giúp trẻ tăng trưởng tốt. 


1. Tăng chiều cao 


Giàu đạm, Canxi, Vitamin D, bổ sung thêm Arginin và Vitamin K2 tự nhiên giúp tăng chiều cao tốt hơn. Nay bổ sung thêm CPP giúp thu hút dưỡng chất cần thiết1 cho tăng trưởng như Canxi, PediaSure được chứng minh lâm sàng giúp tăng chiều cao tốt hơn 55%


Arginin và Vitamin K2 tự nhiên giúp xương dài hơn và chắc khoẻ hơn. 


Arginin giúp gia tăng bề dầy của đĩa sụn tăng trưởng ở xương chày, giúp xương phát triển dài hơn. 


Vitamin K2 tự nhiên: kích hoạt Osteocalcin – protein liên kết canxi và vận chuyển vào xương, tăng hàm lượng khoáng trong xương, mật độ xương, giúp xương chắc khỏe. 


2. Tăng cân khoẻ mạnh 


Dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, được chứng minh lâm sàng giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh3. PediaSure với năng lượng chuẩn 1kcal/ml, 38 dưỡng chất hỗ trợ tăng trưởng. Nay được bổ sung CPP dễ tiêu hoá và hấp thu hơn đạm toàn phần. 


3. Tăng cường sức đề kháng 


Kẽm là nhân tố giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng đề kháng với bệnh nhiễm trùng4. Nay PediaSure bổ sung thêm CPP giúp thu hút các dưỡng chất cần thiết như Kẽm và giúp Kẽm được hấp thu dễ dàng hơn5


Prebiotic (chất xơ FOS) và Probiotic*** (các vi sinh vật có lợi) giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm số ngày ốm của trẻ6


4. Giúp trẻ ăn ngon miệng 


Phong phú 28 Vitamin và khoáng chất giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. 


66/2023/XNQC-YTĐN 

 

PediaSure là thương hiệu đến từ Abbott - một công ty chăm sóc sức khoẻ toàn cầu với sản phẩm đa dạng giúp mọi người sống khoẻ mạnh và trọn vẹn.

 
PED-C-504-24-03